Tư vấn về nghề Đầu bếp chuyên nghiệp

“Việt Nam đang phải đối mặt với sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản, nhất là trong ngành Khách sạn – Ẩm thực. Điều đó đã tạo cơ hội cũng như thách thức cho trường Quốc tế CHM”.

Đây là đánh giá của bà Vũ Thị Thảo – Giám đốc chương trình phát triển kỹ năng trường Quốc tế CHM (Citysmart Hotel Management).

Bà Vũ Thị Thảo (thứ 2 từ trái qua phải) – Giám đốc chương trình phát triển kỹ năng trường Quốc tế CHM (Citysmart Hotel Management).

 

Thưa bà, như rất nhiều người có khoảng 20 năm nấu các bữa ăn cho gia đình nhỏ khoảng 5-10 người, như vậy có được gọi là đầu bếp không?

– Trong suy nghĩ của hầu hết mọi người, đầu bếp và người nấu ăn có nghĩa tương đồng với nhau. Trên thực tế, hai thuật ngữ này lại có sự khác biệt lớn.

Mặc dù đều làm công việc liên quan đến nấu nướng, và cũng chưa có một cá nhân hay tổ chức chuyên nghiệp nào có thể xác định ranh giới rõ ràng phân biệt đầu bếp và người nấu ăn, nhưng đa số đều đồng ý rằng sự khác biệt giữa họ nằm ở trình độ và kinh nghiệm.

Ví như, nếu tôi có 1 chứng chỉ nấu ăn hay được đào tạo, dạy dỗ bởi một đầu bếp nổi tiếng, có tên tuổi và được công nhận dựa trên các tiêu chí đánh giá cấp bậc thì tôi sẽ được coi là một đầu bếp. Còn khi tự học hay nấu trong các bữa ăn gia đình thì được gọi là người nấu bếp, người làm bếp, người nấu ăn mà thôi.

Bà có thể khái quát thế nào là nghề đầu bếp chuyên nghiệp? Nghề đầu bếp chuyên nghiệp chắc hẳn có cơ hội và thách thức rất nhiều?

– Hiểu đơn giản nhất thì đánh giá đầu bếp chuyên nghiệp có thể dựa vào những tiêu chí như: có chứng chỉ ẩm thực được công nhận bởi các tổ chức đào tạo uy tín; được đào tạo bởi một đầu bếp chuyên nghiệp với mục tiêu đạt được trình độ, kỹ năng tương đương với một khóa học; ngoài trực tiếp nấu ăn còn có nhiệm vụ giám sát và có vai trò quản lý trong nhà bếp.

Một cách khách quan nhất, mọi người đều có thể nhận ra rằng ngành công nghiệp Du lịch Khách sạn đang tăng trưởng ở tốc độ cao, cụ thể là hàng loạt các nhà hàng, khách sạn mọc lên, tạo ra cơn sốt nguồn nhân lực, trong đó phải kể tới là nghề đầu bếp. Nghề này mang lại vô số cơ hội cho những ai đam mê và theo đuổi, như: thu nhập hấp dẫn, nhân lực lành nghề luôn khan hiếm, sức sáng tạo cao, cơ hội phát triển rộng mở…

Thế nhưng, không một con đường nào luôn trải sẵn hoa hồng. Nghề bếp xưa nay luôn có những thử thách vô cùng khó khăn. Một cách tổng quan thì ngành Đầu bếp cũng khá là kén người. Nó sẽ phù hợp với các bạn trẻ năng động, sáng tạo và quan trọng hơn cả là các bạn phải có đam mê với nghề phục vụ. Do vậy, theo tôi nghĩ, tình yêu đối với nghề sẽ quyết định bạn có phù hợp với ngành đó hay không.

Trước nhu cầu khá lớn, tại sao giáo dục Việt Nam đã chú trọng tới đào tạo nghề này hay chưa? 

– Giáo dục của Việt Nam trong thời gian dài chỉ tập trung đào tạo hệ Đại học và ít chú trọng đào tạo nghề. Việc học nghề vẫn còn bị xem nhẹ, thường thì học sinh và gia đình chỉ nghĩ đến học nghề là phương án dự phòng sau khi trượt đại học, cao đẳng. Đơn giản vì vẫn có những quan niệm là học nghề là tương đối thấp kém.

Nghịch lý hiện nay là hàng năm có hàng vạn cử nhân, kỹ sư ra trường không tìm được việc làm trong khi nhiều doanh nghiệp lại mỏi mắt không thể tuyển được lao động có kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Hiện nay thì các trường đào tạo cũng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu nhân sự Đầu bếp. Tuy nhiên khi ra trường, bắt đầu vào làm thì phần lớn các khách sạn, nhà hàng đều phải đào tạo lại các em thì mới có thể đảm nhận được công việc. Nhà tuyển dụng luôn mong muốn tìm kiếm những tài năng thực sự có tay nghề, nhằm đem lại chất lượng ẩm thực tốt nhất cho khách hàng.Vì vậy, đào tạo ngành nghề này phải đẩy mạnh tính ứng dụng, thực hành, phát huy tính sáng tạo của người theo học thì mới có thể giúp Học viên không bỡ ngỡ khi bắt tay vào môi trường làm việc. Vấn đề này thì ở các trường đào tạo nghề Quốc tế khắc phục được khá là tốt vì tiêu chuẩn đào tạo của trường Quốc tế là rất cao.

Học nghề Đầu bếp ở CHM có sự khác biệt gì so với các cơ sở đào tạo khác? CHM có sự cam kết gì về chất lượng đào tạo cho người học?

 – Tại trường CHM, những giáo án giảng dạy của chúng tôi luôn theo sát các tiêu chuẩn quốc tế, bám sát nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động trong và ngoài nước. Điều này sẽ giúp các học viên có được kiến thức và kỹ năng sát nhất với thực tiễn nhất để làm việc trong môi trường chuyên nghiệp.Cộng với thời lượng thực hành của chúng tôi luôn chiếm đến 80% thời gian khóa học thì điều này sẽ giúp cho các bạn học viên sau khi ra trường có thể hòa nhập ngay với công việc trong nhà hàng, khách sạn.

Điểm khác biệt lớn nhất tại CHM so với các trường đào tạo khác là cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống các phòng học xây dựng theo mô hình tiên tiến đang được áp dụng ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên đều được chọn lọc kỹ lưỡng, là các bếp trưởng, bếp phó có từ 15-25 năm kinh nghiệm, sở hữu kho tàng kiến thức toàn diện về nền ẩm thực đa quốc gia.

Tiêu chí của CHM là “come as student, leave as professional”. Chúng tôi cam kết chất lượng đào tạo học viên cùng cơ hội việc làm tại các nhà hàng, khách sạn 5 sao, các resort, tập đoàn hàng đầu trong và ngoài nước.

Khi đạt được trình độ đào tạo chuyên nghiệp và nhận chứng chỉ, bằng cấp Quốc tế, mở ra cơ hội tìm việc làm ở khách sạn 4-5 sao, như thế nào? Cơ hội tìm việc ở các nước khác, ra sao?

 – Bằng cấp Quốc tế phản ánh chính tay nghề và kỹ năng của học viên. Tại trường CHM, học viên hoàn thành chương trình đào tạo sẽ được chứng nhận bởi Tổng cục Du lịch về nghiệp vụ tiêu chuẩn nghề quốc gia (VTOS) và Liên đoàn du lịch và quản trị khách sạn CTH (Anh Quốc). Với những chứng chỉ này, học viên có khả năng làm việc tại các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp tại 164 quốc gia trên thế giới, mở ra cơ hội việc làm rộng khắp cho các bạn có đam mê ngành nghề này.

Thưa bà Vũ Thị Thảo, với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, bà có gợi ý gì cho những bạn trẻ đam mê nghề Đầu bếp, muốn theo đuổi nghề Đầu bếp?

– Lời khuyên của tôi dành cho các bạn trẻ trong độ tuổi từ 16 -29 tuổi, hãy dành 14 năm đó để tiếp thu kiến thức, hãy liên tục học hỏi vì kiến thức là tấm passport tốt nhất cho mọi việc. Mọi thứ sẽ tới khi bạn làm chủ chuyên môn và trở nên cực kỳ tài năng. Học hỏi từ những bếp trưởng lớn, từ những văn hóa khác nhau, trau dồi ngoại ngữ. Ngôn ngữ đem đến cho bạn một văn hóa khác và tạo cho bạn một mức độ tự tin hoàn toàn mới. Sẽ mất nhiều năm để trở thành 1 đầu bếp giỏi, nấu ăn là một hành trình dài. Đừng bao giờ cẩu thả bởi khoảnh khắc mà bạn cẩu thả trong nấu ăn, bạn đã thất bại.

Xin cảm ơn bà!

Mời đặt câu hỏi cho chúng tôi

Học viện sẽ trực tiếp liên hệ với bạn trong vòng 48h để giải đáp cụ thể mọi thắc mắc về vấn đề tuyển sinh và học tập của bạn!

image