VTOS – công cụ hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Du lịch là một ngành vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật nên đòi hỏi người lao động trong ngành không chỉ cần có chuyên môn giỏi, mà còn phải có các kỹ năng, sự nhạy bén, am hiểu nhu cầu của khách, khéo léo trong giao tiếp, tâm huyết với nghề, thành thạo ngoại ngữ mới có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Đặc biệt, trước yêu cầu phát triển nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng, toàn diện, nhất là từ cuối năm 2015 Việt Nam hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN và thực hiện Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch (MRA-TP) cho phép dịch chuyển lao động tự do trong ngành du lịch giữa các nước ASEAN thì việc chuẩn hóa kỹ năng nghề du lịch theo tiêu chuẩn quốc tế là một yêu cầu cấp thiết. Thực tiễn này đòi hỏi công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần chú trọng các kỹ năng chuyên nghiệp, bài bản và khả năng ngoại ngữ để đảm bảo hội nhập thành công và phát triển du lịch một cách bền vững.

Chứng chỉ VTOS là gì? Với các bạn trẻ có đam mê và mong muốn phát triển sự nghiệp trong ngành Khách sạn – Ẩm thực, có hay không nên lựa chọn chương trình VTOS? Hãy cùng trường Quốc tế CHM tìm hiểu về chứng chỉ này một cách chi tiết nhé!

           VTOS được coi là bộ tiêu chuẩn chuẩn hóa kỹ năng nghề du lịch Quốc gia

VTOS là gì?

VTOS (viết tắt của cụm Vietnam Tourism Occupational Skills Standards) – Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam là một tiêu chuẩn cần thiết để phát triển chất lượng nghiệp vụ các ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn tại Việt Nam.

Tiêu chuẩn VTOS được các chuyên gia quốc tế và Việt Nam xây dựng trong khuôn khổ triển khai Dự án Phát triển nguồn Nhân lực Du lịch Việt Nam (HRDT Project) do Liên minh Châu Âu tài trợ từ năm 2004 đến 2010 và đã được Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ Du lịch (VTCB) thẩm định, phê duyệt, phát hành vào năm 2007.

VTOS được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu nhân sự chất lượng cao cho nghề Du lịch Việt Nam với các tiêu chuẩn được quy định chặt chẽ thuộc nhiều lĩnh vực chuyên biệt, bao gồm 10 quyển tài liệu và 10 video hướng dẫn kỹ năng nghề, hướng dẫn kỹ năng đào tạo cho các nghiệp vụ như Lễ tân, Phục vụ buồng, Phục vụ nhà hàng, Chế biến món ăn, Điều hành du lịch và Đại lý lữ hành, Hướng dẫn du lịch, Thuyết minh du lịch, Phục vụ trên tàu thủy du lịch, Quản lý khách sạn, Vận hành cơ sở lưu trú nhỏ.

Vai trò của VTOS

VTOS được chia nhỏ thành tiêu chuẩn VTOS nghiệp vụ buồng, VTOS nghiệp vụ lễ tân… và được sử dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp quy mô vừa, nhỏ, khách sạn lớn, công ty du lịch và lữ hành. Tiêu chuẩn VTOS là thước đo đánh giá chất lượng kỹ năng nghề, giúp người làm trong nghề có cái nhìn tổng quát về các kỹ năng cần thiết cũng như hiểu được chi tiết các bước để thực hiện sao cho đảm bảo hiệu quả công việc.

Ngoài ra, tiêu chuẩn VTOS cũng được sử dụng để xây dựng giáo trình mang tính thực tế tại các trường đại học và cao đẳng đào tạo về Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn.

Giá trị của VTOS

Khi nhận chứng chỉ đào tạo nghề theo tiêu chuẩn VTOS, người lao động được chứng minh, công nhận năng lực, đồng nghĩa với việc mang lại cho người lao động cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.

Hiện nay, chỉ có hơn 30% trong tổng số khoảng một triệu nhân sự trong ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách Sạn là được đào tạo theo tiêu chuẩn VTOS. Có được chứng chỉ đào tạo nghề theo VTOS, tức người lao động đang nắm chắc trong tay niềm hy vọng và cơ hội phát triển như một nhân tố cốt lõi cho sự phát triển ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn nước nhà.

Tiêu chuẩn VTOS sửa đổi, đã được Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ Du lịch (VTCB) thông qua, sẽ cung cấp 45 chứng chỉ nghề du lịch đề xuất từ cấp độ học viên đến quản lý cấp cao. Những chứng chỉ này sẽ bao gồm tất cả các nghề chính trong phân ngành khách sạn, du lịch và lữ hành. Không chỉ người lao động trong ngành như nhân viên pha chế đồ uống có thể đạt được chứng chỉ nghề, mà cả các hướng dẫn viên du lịch, cán bộ quản lý du lịch và đầu bếp hàng đầu cũng sẽ có thể được công nhận những kỹ năng và năng lực của họ được cấp chứng chỉ cho quá trình thăng tiến sự nghiệp của họ.

Với mong muốn từng bước chuẩn hóa các kỹ năng nghề và nâng cao chất lượng nhân sự ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn của Việt Nam, trường Quốc tế CHM đã xây dựng các chương trình đào tạo Quản trị Nhà hàng Khách sạn theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam VTOS với nhiều ưu điểm nổi trội sau:

  • Đội ngũ giảng viên là những chuyên gia, quản lý bộ phận Tiền sảnh, Nhà hàng, có kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn khách sạn quốc tế như IHG, Marriott, Accor, Lotte…
  • Trang bị kiến thức nghiệp vụ khối Tiền sảnh như tiếp đón khách, check-in, check-out cho khách, hỗ trợ đặt phòng, hướng dẫn các dịch vụ cho khách, giải quyết than phiền…
  • Chú trọng đào tạo kỹ năng phục vụ trong nhà hàng như set up bàn tiệc, phục vụ rượu vang, tiếp nhận order của khách, thanh toán hóa đơn…

Học viên được đào tạo kỹ năng thực nghề theo tiêu chuẩn VTOS

  • Bổ sung kiến thức chuyên về quản trị nhân sự, quản lý chất lượng phục vụ, quản trị thương hiệu…
  • Cơ sở vật chất và phòng học thực hành nghiệp vụ được thiết kế mô phỏng không gian làm việc thực tế của các bộ phận đúng theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao.
  • Học viên được làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
  • Đảm bảo 100% giới thiệu thực tập tại các khách sạn 4-5 sao quốc tế.
  • Kết thúc khóa học, học viên được cấp chứng chỉ VTOS của Tổng cục Du lịch Việt Nam, có giá trị tại các nước trong khối ASEAN.

Mời đặt câu hỏi cho chúng tôi

Học viện sẽ trực tiếp liên hệ với bạn trong vòng 48h để giải đáp cụ thể mọi thắc mắc về vấn đề tuyển sinh và học tập của bạn!

image